Sunday, 29 July 2007

Entry for July 29, 2007

Inbox hôm nay trống không. No new mail. Spam hết vơi lại đầy.

Ừ, cái cảm giác "You've got mail" không còn hí hửng như mở hộp thư ngoài cổng, như đi học về có ai nói với "H. à, con có thư." Cái thời không có gì kể cũng nặn ra để viết. Thư hồi đáp vài dòng thỏ thẻ như "Tui mới nhận được thư bà chiều nay. Tui vội hồi âm. Khỏe không?"

Thư điện tử tiện hơn nhiều nè, có thể CC, BCC. Từ cái thư dán tem đến thư @yahoo làm hộp tem của mình vơi đi nhưng số thư trong cái box nhiều hơn, ngoài bạn còn có thư công việc, học hành... Rồi, mình lưu lại cả thư mình đã gửi đi nữa. Có xóa thư đi cũng tiện tay và nhanh gọn !!!

Qua cái thời cập nhật bằng mail, tin nhắn lẹ hơn. A lô nhanh hơn. Chuyện gì khó nói trực tiếp thì nhắn tin. Chuyện chi muốn lảng cho nhanh thì... tui đâu có nhận được tin nhắn đâu.


Chắc mình hám chữ, thích đọc nên cái inbox, outbox và sent lúc nào cũng đầy nhóc. Bạn SIM không rộng lòng nên đòi xóa hoài. Hic hic...

Wednesday, 25 July 2007

Harry Potter bỏ kiếng ra...

Câu chuyện như sau: bữa nọ, vì yêu thầm nhỏ bạn xinh đẹp, Harry quyết định bỏ kính qua một bên, cho… có vẻ đẹp trai, phớt đời, sương gió. Chàng ta mặc cảm với cặp kính mọt sách của mình. Chàng ta dùng bùa chú nhốt cái kính vào chiếc hộp có 2 tỉ ổ khóa với 2 tỉ chìa khóa được trộn lẫn vào nhau.

Từ giã một cuộc đời rực rỡ, Harry bắt đầu sống với đôi mắt xuống cấp trầm trọng, mờ mịt, tầm nhìn xa chưa đầy… một mét. Hồi nào giờ Harry chưa nhìn đời lung linh như vậy. Bây giờ thì tha hồ mơ mộng. Những phố, những nhà bỗng chênh chao như trong khói nắng. Qua sông, thấy sông chìm lãng đãng dưới sương. Rác xao xác trên đường cũng chẳng khác gì lá vàng đang hát khúc ca về cội. Đời ít màu sắc, không chói gắt, mọi hình khối trở về với sự đơn giản nhất, ít chi tiết nhất. Quá hay.

Chàng phù thủy suốt ngày chỉ lo học hành, đánh đấm đã biết thẫn thờ, mộng mị. Mắt lúc nào cũng dịu dàng, mơ màng. Coi đá bóng, ti vi cách chừng hai mét nhưng chỉ thấy áo trắng, áo đỏ chạy tới chạy lui. Vài người bỗng đẹp lên một cách ngỡ ngàng vì được lược bỏ một số chi tiết thừa, chẳng hạn như mặc áo chim cò, quần thì rách lai, tóc tai bờm xờm...

Bỏ kính, tai Harry tự dưng cực quá chừng. Nó phải lắng nghe, cảm thụ, phân tích những xấu đẹp của đời. Không ám ảnh bởi vẻ đẹp của người ca sĩ, của sân khấu lộng lẫy, tim Harry chẳng thèm run rẩy trước một tà áo xẻ cao, chỉ còn nao nao vì thanh âm thuần khiết của những bài hát quá chừng hay. Harry bồi hồi phát hiện ra mình có khả năng nhận biết tiếng từng bước chân trên những bậc thang, phân biệt được những tiếng cười ở phía xa xa, có cái cười nhiều thanh âm vỡ, lạc đi, có tiếng cười lạt nhách, có tiếng cười hể hả, phơ phởn, xủng xoảng và có tiếng cười buồn như cái ho khan... Tiếng cười mở ra những phận người.

Mắt mờ, Harry sống chậm hơn. Cậu thường mở cửa sổ, nghe gió run rẩy trong vòm cây bên dưới, những viền lá chạm vào nhau khẽ khàng, rụt rè, tê dại như lần đầu tiên người ta chạm môi nhau. Cách một bờ rào, xóm hẻm đã không còn ở đó nữa, hiện thực hơi lùi lại... Những mái nhà lem nhem khói, chắp vá bằng những tấm tôn, tấm nhựa rối nùi bỗng chỉ là bức tranh màu nước, hơi xa, chỉ tiếng chửi thề, tiếng trẻ con rượt đuổi nhau, tiếng rao, xoong chảo khua, tiếng khạc nhổ... là xao động. Giống như có người bịt mắt Harry, cậu nghe hơi thở phập phồng nóng bừng sau gáy, ngửi được mùi dầu gió trên tay, cảm nhận được khuôn mặt đó, nhưng cậu không thấy, hay thấy bằng cách khác, bằng tinh tế, bằng nhạy cảm, bằng nỗi nhớ, bằng tâm hồn của chân tóc và đầu những ngón tay.

Bằng cả những giác quan còn lại. Cái mũi xấu xí cũng thôi mặc cảm. Nhờ nó, và mùi bắp nấu, Harry biết bên hẻm, người đang sấp ngửa với cuộc mưu sinh. Bên ấy, khói đang lên, những ngọn khói ban đầu thì mảnh, khẽ khàng, dùng dằng, sau cuộn lên day diết. Lên cao, gió khuấy loãng khói chỉ còn là những cái gợn xanh xao. Cậu ta nhìn thấy khói, bằng ký ức những ngày rỗng không, viết không xong, đọc sách không xong, chán người và cậu đã ra đây nhìn khói. Trong khói có mùi bắp nấu ngọt lành.

Cái kính dày như đít chai vẫn nằm im trong hộp. Từ khi rời nó, Harry hiền lành kỳ lạ, dịu dàng kỳ lạ, trên môi cậu luôn sẵn một nụ cười. Cứ thấy lờ mờ bóng người lại nhoẻn cười, vì lẫn lộn những người quen và không quen, không cười thì sợ phụ nhau. Nên một bữa tụi phù thủy hắc ám đi ngang qua chàng phù thủy nhỏ, bỗng hết hồn khi thấy cậu ta cười cực kỳ thân thiện, dễ thương. Cả câu bùa chú tàn khốc nhất cũng không làm cho kẻ ác rối bời như một nụ cười thương yêu, nồng hậu.

Cả Harry cũng ngỡ ngàng nhận ra, không nhìn đời khắc nghiệt bằng mắt nữa, bỗng dưng dịu lại những vết thương lòng.

(Trích Mờ mờ nhân ảnh - NNT)

i need some sleep




http://www.youtube.com/watch?v=2MG0ZhilobU
Nhạc trong phim Shrek.
I Need Some Sleep
Thể hiện: Tổng Hợp Quốc Tế

Tuesday, 24 July 2007

Chào em!

"Xiao jie, hao jiu bu jian!"
Chào thầy, ba năm rồi không gặp, thầy hén! Y như ngày hôm qua, em đến lớp trong buổi học đầu tiên, không có sách, sợ bị thầy gọi đọc bài vì quên hết chữ... Lớp học khá "hẻo" với vài thành viên, có sinh viên, có người đi làm, có già, có trẻ. Cảm giác mình đã từng ở đây, "all is coming back to me now", như mới 22 tuổi... hehe.
Như cái cảm giác mình đứng giữa sân trường KT ồn ào tiếng sinh viên, hơi bực bội chút chút với vụ đăng ký thẻ thư viện (nhưng cố yêu cầu thật lễ phép), đi vòng quanh đọc mấy poster dán um xùm, cái canteen đông đúc, bọn chúng tán chuyện trên trời dưới đất...
Lâu lâu cũng nên quên lên dây cót đồng hồ. Chậm.
Dừng.

giá mà được chết đi một lúc
nằm im cho cuộc sống nhỏ tuôn trào
(NTHL)

Sunday, 22 July 2007

Người châu Á có thể suy nghĩ?

TTO - “Có thể, nhưng không tốt lắm!”, là câu trả lời của Kishore Mahbubani - cựu đại sứ Singapore tại Liên Hiệp Quốc. Quyển sách của ông Người châu Á có thể suy nghĩ? (Can Asians think?) vừa được tái bản lần thứ ba. “Câu chuyện chiều thứ bảy” mời độc giả theo dõi cuộc tọa đàm giữa tạp chí Salon (Mỹ) với Kishore Mahbubani.

1. Ông nghĩ gì khi hỏi “Người châu Á có thể suy nghĩ?”?

- Vài năm trước, ở Singapore diễn ra đại hội quốc tế thường niên về suy nghĩ. Chính vào thời điểm đó tôi đã nghĩ đến câu hỏi này.

Vì sao tôi nghĩ đến nó khá đơn giản: vào năm 1000, các xã hội năng động và thịnh vượng nhất trên thế giới nằm ở châu Á. Châu Âu vẫn còn đang vật vã thoát khỏi thời kỳ Trung cổ và Bắc Mỹ còn chưa được phát hiện. 1.000 năm sau chúng ta có một hiện trạng đảo ngược hoàn toàn: các xã hội năng động và thịnh vượng nhất nằm ở Bắc Mỹ, châu Âu ở dưới một bậc và châu Á bị bỏ tít đằng sau. Câu hỏi tôi đặt ra: Tại sao những xã hội một thời tiên phong trong nền văn minh toàn cầu lại đánh mất cả một thiên niên kỷ?

2. Vì những nước này bị tụt hậu hay vì xã hội phương Tây tiến bộ quá nhanh chóng?

- Cả hai. Trong tư duy của người phương Tây có một bước nhảy vọt thần kỳ. Đã có phong trào Cải cách (ở châu Âu, thế kỷ 16), thời kỳ Phục hưng (thế kỷ 14,15,16), cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật - cứ hết đợt sóng này lại tiếp đợt sóng tiến bộ khác. Tôi đã thử làm một đứa trẻ của cả phương Đông và phương Tây để có thể hồn nhiên đi vào cả hai thế giới tinh thần này. Và tôi thấy đang tồn tại hai vũ trụ tinh thần khác biệt. Hai vũ trụ này đã không thể nhập vào nhau làm một. Khi hiểu ra rồi, tôi cảm thấy hoang mang bởi có rất nhiều người châu Á không thể nhận ra họ phải tự vấn thật nghiêm túc nếu muốn thành công và không lãng phí thêm một thiên niên kỷ nữa.

3. Ông muốn họ phải đặt ra những loại câu hỏi nào?

- Câu hỏi cơ bản nhất là: Tại sao xã hội của họ bị tụt hậu? Tại sao cho đến cuối thế kỷ 20 rồi mà chỉ có một xã hội châu Á duy nhất hiện đại hóa hoàn toàn là Nhật Bản? Theo tôi, nguyên nhân căn bản khiến xã hội phương Tây thành công nằm ở chế độ trọng dụng nhân tài và sự vô tư trong sử dụng tài năng. Vào năm 1992 khi theo học ở Harvard, tôi rất ngỡ ngàng khi thấy Harvard có thể “thẳng thừng” và vô tư đến vậy trong công tác chọn lựa giáo sư. Họ muốn tìm ra người tài nhất ở từng lĩnh vực. Họ không cần biết đến nguồn gốc, quốc tịch, chủng tộc và càng không để những quan hệ cá nhân chi phối. Điều đó đã làm nên một Đại học Harvard vĩ đại.

4. Điều ông viết - phần còn lại của thế giới sợ phương Tây giống y như cách phương Tây sợ phần còn lại của thế giới - thật thú vị. Làm sao mà phương Tây nên “sợ phần còn lại của thế giới”?

- Những xã hội mạnh nhất hiện nay vẫn nằm ở phương Tây. Bạn sẽ kinh ngạc khi biết một quyết định đơn giản của phương Tây cũng có thể gây ra thiệt hại lớn. Thí dụ, trong thương mại, một qui định mới về chuối có thể giết chết cả một nền công nghiệp. Hay một qui định mới về dệt may có thể làm hàng ngàn người thất nghiệp. Có một tổ chức phi chinh phủ (NGO) nọ của Bỉ tới Bangladesh và phát hiện một xưởng thuê mướn lao động trẻ em. Họ đã reo lên theo kiểu “bắt quả tang”: “A ha. Mọi người thấy chưa? Thấy chúng tôi nói đúng chưa?”. Hai năm sau đó, NGO đó trở lại và anh đoán xem chuyện gì đã xảy ra? Rất nhiều trẻ gái từng lao động ở đó bây giờ đã trở thành gái điếm. Đó là lý do tôi đã trích dẫn câu nói của Max Weber vào cuốn sách của mình: “Không phải cái tốt chỉ có thể sinh ra cái tốt và điều ác sinh điều ác, mà thường là ngược lại”.

Dân chủ là một mục tiêu dài hạn. Chúng ta không thể áp đặt cùng một hệ thống cho những xã hội được vận hành khác nhau. Cuối Chiến tranh lạnh, Francis Fukuyama đã viết bài báo nổi tiếng “Sự kết thúc của lịch sử”. Nước Mỹ thường nghĩ mình đã đi đến đỉnh của lịch sử và mọi người khác phải bắt chước theo để giống y như mình. Song điều mà chúng ta đang thấy, một bài học lớn, đó không phải là một sự kết thúc mà là một sự trở lại của lịch sử.

5. Liệu sự trở lại của lịch sử có làm các nền văn minh va chạm chan chát vào nhau? Hay đó sẽ là một sự hòa trộn các nền văn minh mà ông mong đợi?*

- Tôi thấy đang có một tiến trình hòa trộn diễn ra. Nếu đi du lịch từ Singapore qua Sydney, San Francisco hay Vancouver, bạn không có cảm giác mình đang giã từ một thế giới văn hóa này để đi vào thế giới văn hóa khác. Người châu Á và ngoài châu Á tương tác với nhau dễ và thoải mái. Nếu đi tới một trường đại học sẽ càng thấy rõ điều này, ở đó là sự gặp gỡ nhau của các tư tưởng.

Một điều tôi phải nhấn mạnh, mà điều này lại có vẻ mâu thuẫn với những gì tôi vừa nói, rằng dòng tư tưởng hiện nay chỉ mới là đường một chiều. Song tôi thấy sắp xuất hiện một con đường hai chiều. Lịch sử và văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ còn quá nhiều điều chưa được phát hiện lại. Châu Âu đã đi qua thời kỳ Phục hưng vài thế kỷ trước đây. Phải có một thời kỳ Phục hưng của châu Á trong vài thập kỷ tới. Nó phải tới thôi. Người châu Á đã đạt đến một mức độ giàu có nhất định, họ sẽ làm đúng theo những gì Rockefeller và một số người khác đã nói: quay trở về và phát hiện lại quá khứ.

Thursday, 19 July 2007

Entry for July 19, 2007

Nhân đọc bài bình của NTH trên TTO.
http://veffa.org/index...
Rung động
Thơ Trịnh Thắng
- 2007/03/05 03:12 -


Chiếc lá thẫn thờ
-----------bay bay!

Mỏm đá hững hờ
-------------lay lay!

Bến nước âm thầm
-----------xoay xoay!

Con cá vô tình
-----------say say!

Bói cá ngước nhìn
-----------mê say!

Ta đánh mất mình
-----------không hay!





Tuesday, 17 July 2007

17.07.07

Cám ơn K. S vì mấy gạch đầu hàng "Job description" của bác. Nhờ đó mà điền vào Application Form của em lẹ làng và đỡ tốn nơ-ron hơn lắm lắm.
Trả lời hổng biết bao nhiêu lần câu hỏi sao không bắt việc mới trước rồi thả cái cũ ra sau? Lần đầu còn tỉnh táo bảo thôi kệ, qua câu thứ n thì thấy mình quá bướng & rồ!
Không sao.
Xem thử mình bơi như thế nào?

Con cám ơn ba má luôn hiểu con.

Let It Be
Thể hiện: The Beatles

Monday, 16 July 2007

Từ BMT đến NT




BMT tiễn hai chị em xuống NT bằng bộ mặt xám xịt, ảm đạm và rầu rĩ của cơn mưa cao nguyên. Nhưng may quá, vòng vèo mấy con dốc một hồi đã thấy cái nóng ran rát của biển và cát. Dù không ưa nắng, nhưng không có nắng biển không thể "gợi cảm" được.

Kỳ nghỉ hè đã đời.

Tuesday, 10 July 2007

Entry for July 10, 2007




Dak Mil đón hai chị em bằng những đồi bắp xanh ngút ngàn. Dọc theo triền núi là những hàng cây điệp vàng, nhìn xa như mimosa. Xe chạy lên xuống, tầm mắt tận chân trời, cứ ngỡ vớ tay là đụng mây …

Buôn Đôn không như mình tưởng đâu. Hơi bé và không có gì để chơi cho bõ một quãng đường dài 50 cây số. Các anh bảo em đi BĐ gì mà nửa mùa, không cơm lam, không thịt rừng, chưa uống rượu cần, chưa gặp già làng…

Cười trừ.

Nhưng mọi người ở đây hiếu khách và nhiệt tình là trên cả tuyệt vời.

Saturday, 7 July 2007

07.07.07



Khi Em Ra Đi (remix)
Sáng tác: Sĩ Luân - Thể hiện: Lam Trường

Hai câu chuyện với hai thế hệ . Một vấn đề không bao giờ cũ. Tư duy.

Có quá nhiều khi trong một ngày ta phải nói đến hai lời chia tay?
Có may mắn khi được nhận lời chúc "Good luck!" và chúc bạn lên đường "Good luck!"?
"I'm okay."
Bon journey!

Friday, 6 July 2007

3 năm về trong 1 ngày

Không biết cái cảm giác của mình được gọi là gì nữa. Cứ tưởng sau ngày hôm nay có thể nhảy lên vì vui (!).
Không.
Buồn lắm.

Wednesday, 4 July 2007

Poseidon (Athens)




Khoảnh khắc


- Hải Nguyên-

Ghế nệm êm êm, giấc mộng trầm mềm

Cửa sổ nâu nâu, cà phê nhỏ giọt không biết buồn rầu

Ngoài kia chiều rong chơi sang tối

Ngồi rã, mỏi cái chân, nhức cái đầu, thèm một giấc ngủ sâu

Mà cà phê say say trong giấc mộng thường ngày

Chúng mình nhìn nhau mỉm cười mơ mơ nhớ cái hẹn đầu tiên nhớ cảm giác đầu tiên

Tại cà phê say say, tại giấc mộng thường ngày

Em cố buộc giây phút này mãi mãi

Tuesday, 3 July 2007

tôi là bêtô - NNA




gõ tên bêtô khó khăn lắm đấy. nếu không chỉnh sửa thì tên chú thành bêto6.
mỗi trang sách mang một câu kết nhỏ đầy ý vị.

bêto6 và bino6 dạy ta đếm coi có bao nhiêu điều thú vị trong cuộc sống. bêto6 sau hồi lâu suy nghĩ chỉ kể được 22 điều. còn bino6 hiền triết bảo chú đếm đến 325 điều lận. một con số đáng mơ ước nhỉ?
hai chú cún chơi với nhau rất thân. cảm động không khi bêo6 tuyên bố màu trắng là màu yêu thích nhất của chú. không phải vì nó sạch sẽ. vì đó là màu lông của người bạn tốt nhất của chú. và dĩ nhiên màu yêu thích nhất của bino6 là màu đen rồi.
...
bêto6 còn cả kho chuyện khác nữa. xin phép bêto6 cho chị thỉnh thoảng "dùng ngôn từ" của chú nhé!